Kiểm toán nội bộ, báo cáo tài chính

Kiểm toán nội bộ 

Kiểm toán nội bộ là bộ phận bắt buộc trong nhiều doanh nghiệp thực hiện những hoạt động tư vấn và đảm bảo khách quan nhằm gia tăng giá trị và giải quyết hiệu quả các hoạt động cho đơn vị.

 Vai trò của kiểm toán nội bộ trong các công ty

Vai trò của dịch vụ kiểm toán nội bộ trong các công ty thực hiện những nhiệm vụ:

– Tư vấn: Kiểm toán nội bộ thực hiện các hoạt động kiểm tra các bằng chứng khách quan để đánh giá hiệu quả, hiệu suất và tính tuân thủ nhằm kiểm soát và hạn chế các rủi ro.

– Đảm bảo: Thực hiện nhiệm vụ xoay quanh các báo cáo tài chính và các báo cáo có liên quan. Từ đó xác định và kiểm soát thông tin nhằm đảm bảo độ tin cậy về các đánh giá tính tuân thủ, hiệu quả, hiệu suất kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro.

– Độc lập: thực hiện kiểm toán, trao đổi kết quả kiểm toán và báo độc lập cho các bên có liên quan bằng thái độ công bằng, không định kiến và tránh các xung đột lợi ích.

 Kiểm toán nội bộ là bộ phận quan trọng trong đơn vị hỗ trợ tối đa giúp quản lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả kiểm soát cũng như đánh giá, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

 Đối tượng kiểm toán nội bộ

 Các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán nội bộ bao gồm:

» Kiểm toán nội bộ bắt buộc với các công ty niêm yết

» Kiểm toán nội bộ bắt buộc với doanh nghiệp mà nhà nước là công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con

» Kiểm toán nội bộ bắt buộc với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con

Dịch vụ kiểm toán nội bộ được cung cấp như thế nào?

Dịch vụ kiểm toán nội bộ thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ bao gồm các bước:

 Bước 1: Lập kế hoạch

 Bước 2: Thực hiện kiểm toán

 Bước 3: Báo cáo kết quả

 Bước 4: Giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán

 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong công ty như thế nào?

Quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong công ty được quy định như sau:

» Được gặp gỡ và trao đổi với chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị, nhân sự vủa các đơn vị thành viên.

» Được toàn quyền tiếp cận các số liệu, hồ sơ, tài sản của các đơn vị thành viên khi thực hiện kiểm toán nội bộ.

» Được tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị bên trong hoặc bên ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện hoạt động kiểm toán.

» Được phân đối tượng, tần suất, nguồn lực, phạm vi công việc và các kỹ thuật cần thiết để hoàn thành tốt nhất mục tiêu kiểm toán.

Comments (0)
Add Comment